Bậc dinh dưỡng trung bình Bậc dinh dưỡng

Bậc dinh dưỡng trung bình của việc đánh bắt thủy sản thế giới đã giảm liên tục bởi vì nhiều loài các ở bậc dinh dưỡng cao, ví dụ như con cá ngừ này, đã bị đánh bắt quá mức.

Trong thủy sản, bậc dinh dưỡng trung bình cho đánh bắt thủy sản trong cả một vùng hoặc một hệ sinh thái được tính cho năm y bằng công thức:

T L y = ∑ i ( T L i ⋅ Y i y ) ∑ i Y i y {\displaystyle TL_{y}={\frac {\sum _{i}(TL_{i}\cdot Y_{iy})}{\sum _{i}Y_{iy}}}}

trong đó Y i y {\displaystyle Y_{iy}} là việc đánh bắt loài hoặc nhóm i trong năm y, và T L i {\displaystyle TL_{i}} là bậc dinh dưỡng cho loài i nói trên.[5]

Cá ở những bậc dinh dưỡng cao hơn thường có giá trị kinh tế cao hơn, điều này có thể dẫn tới hiện tượng đánh bắt quá mức ở các bậc dinh dưỡng cao hơn. Các báo cáo trước đây đã phát hiện ra một sự suy giảm thấp một cách nguy hiểm trong số liệu về bậc dinh dưỡng trung bình của việc đánh bắt thủy sản, trong một quy trình được gọi là đánh bắt tới tận cùng lưới thức ăn.[12] Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây hơn không tìm thấy một mối liên hệ nào giữa giá trị kinh tế và bậc dinh dưỡng;[13] và bậc dinh dưỡng trung bình trong việc đánh bắt, khảo sát và đánh giá nguồn dữ trữ đó thì thực tế không hề giảm đi, từ đó có thể suy ra rằng đánh bắt tới tận cùng lưới thức ăn không phải là một hiện tượng toàn cầu.[14] Tuy nhiên Pauly và những người khác lưu ý rằng bậc dinh dưỡng đạt đỉnh tại 3,4 vào năm 1970 ở tây bắc và trung tây Đại Tây Dương, theo sau đó là một đợt giảm còn 2,9 vào năm 1994. Họ báo cáo rằng có một đợntt chuyển dịch từ các loài cá tầng đáy ở bậc dinh dưỡng cao sống lâu và ăn các loài cá khác, ví dụ như cá tuyết và cá tuyết chấm đen, sang các loài động vật không xương sống ở bậc dinh dưỡng thấp sống ngắn ngày ăn sinh vật phù du (ví dụ như tôm) và các loài cá biển khởi nhỏ (ví dụ như cá trích). Sự chuyển dịch từ các loài cá ở bậc dinh dưỡng cao xuống các loài động vật không xương sống và cá ở bậc dinh dưỡng thấp là một sự phản hồi lại các thay đổi trong sự phong phú tương đối của những loài được ưa chuộng đánh bắt. Họ tranh luận rằng đây là một phần của sự sụp đổ nền ngư nghiệp toàn cầu.[10][15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bậc dinh dưỡng http://dev.fmap.dal.ca/ramweb/papers-total/Branch%... http://www.nature.com/nature/journal/v275/n5680/ab... http://uwo.academia.edu/PaulSzpak/Papers/1216885/H... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2596898 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2901455 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18198148 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20566867 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21085178 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9452385 //dx.doi.org/10.1006%2Fjmsc.1997.0280